Dạy Piano và những “lầm tưởng” – Phần 3: Hố sâu ngộ nhận

Có phải dạy Piano chỉ đơn là mở ra một trang sách và chơi đi chơi lại những gì được chép trên 5 dòng kẻ nhạc?

Niềm tin của mình đã thay đổi.

Mình không chấp nhận lẽ thường như mọi người hay nói: “Học Piano khó lắm!”. Càng chơi nhạc cụ này bao nhiêu mình càng khám phá ra những sự thật mà bấy lâu nay nhiều người vẫn hay nghĩ là đúng thật ra lại chẳng hề đúng.

Ngay cả chính mình – một giáo viên thực hành cả ngàn tiết dạy Piano trong hơn 10 năm qua cũng đã rơi vào hố-sâu-ngộ-nhận khi lắm lúc quá cả tin vào những gì quy trình đã được lặp đi lặp lại mà lại thiếu đi những suy luận độc lập từ cá nhân. read more

Dạy Piano và những “lầm tưởng” – Phần 2: Học nhạc như học chữ?

….Quay ngược về xa hơn. Tiết học đàn đầu tiên của mình vào năm 1996, thật bất ngờ là cách thầy giáo dạy mình vào thời điểm ấy cũng không khác gì mấy cách nhiều bạn nhỏ được học đàn ở thời điểm này, 28 năm sau….

Vì sao mình nhận định như vậy ?

Vì hầu hết trẻ em vẫn đang được học Piano với những quy trình rất cứng nhắc và cổ điển.

Và chính mình, đôi khi cũng không thể thoát khỏi cái bẫy dễ dàng đó vì mình đã từng tin rằng, dạy Piano là một công việc đơn giản và không quá phức tạp. read more

Dạy Piano và những “lầm tưởng” – Phần 1: Hai mươi tám năm

Bắt đầu có những tiết dạy đầu tiên vào năm 16 tuổi cho đến nay mình cũng đã trầy trụa trong nghề được hơn 15 năm. Từ xuất phát điểm là một sinh viên được đào tạo chính quy từ trường nhạc cho đến một giáo viên âm nhạc chuyên nghiệp tốt nghiệp loại giỏi. Học hành đủ thứ các chứng chỉ và phương pháp. Thế nhưng, mình vẫn không thoát khỏi cái gọi là, hố-sâu-của-ngộ-nhận. read more

Làm mẹ “bán thời gian”

Hôm nay mình có một ngày rất dài.

Mình kết thúc ca dạy cuối cùng vào 5h20 và cũng vừa lúc em bé khóc. Chuyển qua căn hộ mới, mình đã sắp xếp để cây đàn ở ngay phòng khách để con nhìn thấy mình và thoải mái chơi mà không mãi dáo dác đi tìm mẹ. Thế nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, thằng bé cũng thế.

Và bây giờ thì căn phòng đã rơi vào tĩnh lặng.

Từ lúc quyết định sẽ làm mẹ “bán thời gian” để tiếp tục những gì đang dang dở với âm nhạc, mình đã phải luôn tranh đấu. Tranh đấu với thời gian, tranh đấu với công việc nhà cửa, đôi khi còn cả với chính mình…Có những thời điểm, vừa ôm con vừa dạy, tai thì nghe học trò, tay thì cố gắng chơi đàn, chân thì dậm pedal. Vậy mà mọi thứ cũng qua. read more

Triết lý cá nhân với vai trò là một người chơi nhạc và một giáo viên

1/ Tôi hiểu rằng mọi quan điểm cá nhân đều có tính nhất thời. Tôi sẽ sẵn sàng thay đổi quan điểm của mình về cách giảng dạy, cách tôi chơi nhạc, làm nhạc nếu như tôi cảm thấy mình cần thay đổi.

2/ Tôi mong muốn tạo ra một bầu không khí thoải mái cho những người xung quanh mình, đặc biệt trong việc giảng dạy và trong việc chơi nhạc với người khác. Nhưng không có nghĩa tôi sẽ dễ dãi trong việc chấp nhận những lỗi sai. Tôi sẽ chân thành thẳng thắng đóng góp ý kiến vì điều đó sẽ tạo nên một kết quả tốt đẹp. read more

Âm nhạc không phải thuốc tiên. 

Bắt đầu làm mẹ, mình cũng như các bà mẹ khác – luôn lo nghĩ phải làm sao đem đến cho con sự hỗ trợ tốt nhất với mong muốn giúp con được phát triển từ sớm.  Và mình nghĩ đến âm nhạc. 

Mình cũng lò mò đi mở nhạc Piano Cổ Điển cho con nghe với hy vọng trí não con sẽ phát triển sớm.  Bắt đầu với những clip YouTube tiêu đề dạng như “Các bản nhạc dành cổ điển dành cho trẻ em…”.  Và mình cứ ngỡ nó sẽ kiểu, chăm chú lắng tai nghe hoặc bày tỏ sự thích thú qua đôi mắt nụ cười.  Nhưng thực tế lại trái ngược với những gì mình tưởng tượng, thằng bé hoàn toàn không thể hiện sự chú ý nào với những âm thanh đang được phát ra.  Nó cứ ngó lơ xung quanh và cái miệng thì sắp sửa mếu máo.  read more

Nhật ký 44: “Rớt môn âm nhạc à… thiệt không vậy?” 

Có lẽ chúng ta đều thấy hài hước khi đọc bài báo đưa tin về sự việc 10 em học sinh bị đánh rớt môn âm nhạc ở tại một trường tiểu học nọ tại Gia Lai. Nhiều quan điểm xuất hiện trong các cuộc tám chuyện, về kẻ sai người đúng và hơn cả là về câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh sẽ có thể đã chặc lưỡi nhìn nhau tự hỏi: Môn nhạc à…thiệt không vậy? 

Trở về với mục tiêu giáo dục ban đầu của chương trình đổi mới được đưa ra vào năm 2018, vị trí môn Âm nhạc trong trường học cần giúp cho học sinh đạt được:  read more

Nhật ký 43: Tuyết rơi hay Lá rơi?

Tôi nhận thấy học sinh bị ảnh hưởng mạnh mẽ khi chúng được tiếp cận với các khái niệm âm nhạc thông qua hình ảnh từ cuộc sống.

Phần lớn thời gian trong các tiết học, cả trực tuyến và trực tiếp, tôi luôn khuyến khích học sinh cảm nhận. Tuy nhiên, “cảm nhận” là một cụm từ ghép bao hàm rất nhiều ý nghĩa và căn nguyên. Chúng ta có cùng một cảm nhận khi đi dưới trời mưa không? Sẽ có người thấy ướt át, lạnh lẽo, người khác lại cảm thấy thật lãng mạn. Một số khác sẽ thấy buồn bã vì mưa gợi đến những kỷ niệm không vui, nhưng cũng ngược lại, có người lại thấy hào hứng vì mưa đem đến sự mát mẻ. Vì thế, khi lắng nghe các cảm nhận của học sinh, tôi luôn cởi mởi để lắng nghe và để các bạn bày tỏ thoải mái những gì các bạn có thể hình dung được thông qua những hình ảnh đến từ âm nhạc. read more

* 1 – Tôi có thực sự hiểu học sinh của mình không? 

Những câu hỏi bạn sẽ muốn tự hỏi nếu bạn là một giáo viên dạy Piano 

Hiểu rõ đối tượng mình đang giảng dạy là một trong những kỹ năng quan trọng vì mỗi học sinh đều có những tố chất riêng biệt và khác biệt.  Tôi tin rằng để thành công trong việc giảng dạy piano, bạn luôn cần có sự quan sát sâu sắc và chậm rãi để có thể nắm bắt những gì bạn cần biết về học sinh của của mình.  Từ đó những gì bạn biết sẽ trở thành các công cụ hỗ trợ đắc lực cho hành trình phía trước.   read more

error: Content is protected !!